Hệ Thống Báo Cháy Notifier Gồm Những Thiết Bị Nào?
đây là câu hỏi của nhiều người đang cần câu trả lời, hôm nay GESE sẽ giải đáp thắc mắc trên nhé:
Thiết bị báo cháy Notifier có xuất xứ từ Mỹ. Được thiết kế theo dạng tự động phát hiện, xử lý thông tin vụ cháy nhanh chóng và hiệu quả. Việc sử dụng hệ thống báo cháy sẽ đảm bảo an toàn cho người dân trong một khu vực xác định. Và thích hợp dùng trong các doanh nghiệp hoặc xưởng có diện tích rộng lớn.
Tổng quan về hệ thống thiết bị báo cháy Notifier
Hệ thống báo cháy Notifier là một sản phẩm thuộc tập đoàn Honeywell – Một tập đoàn tới từ Mỹ. Nổi tiếng với việc phát minh công nghệ trong lĩnh vực an ninh, an toàn. Honeywell là công ty hàng đầu và được toàn thế giới công nhận về chất lượng, tính năng đảm bảo của các sản phẩm. Honeywell xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 và được nhiều người tin dùng trên thị trường.
- Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Báo Cháy N6000 Notifier By Honeywell
- Cách Đấu Nối Module Relay Notifier FRM-1
- Cách Lập Trình Tủ Báo Cháy Hochiki Địa Chỉ
- Tủ Báo Cháy NFS2-3030 Notifier GESE
- Chai Bình Xịt Tạo Khói Thử Đầu Báo Smoke Sabre
Hệ thống báo cháy Notifier bao gồm nhiều thiết bị với chức năng chính là đưa ra tín hiệu. Báo cháy cho người dân để phát hiện kịp thời các vụ cháy và có biện pháp xử lý nhanh. Từ đó đảm bảo an toàn cho mọi người và hạn chế thiệt hại do đám cháy gây ra.
Ưu điểm của hệ thống thiết bị báo cháy Notifier
Hệ thống báo cháy có các ưu điểm nổi bật như:
– Dễ dàng lắp đặt
– Giá thành rẻ
– Thích hợp sử dụng cho các văn phòng, chung cư, nhà xưởng, khu công nghiệp lớn
– Hoạt động ổn định, ít gặp trục trặc
– Mỗi thiết bị được vận hành và liên kết chặt chẽ với nhau
– Hội tụ đủ các tính năng của hệ thống báo cháy tự động
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy Notifier
Hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi phát hiện ra dấu hiệu về sự cháy như nhiệt độ tăng đột ngột, có sự xuất hiện của tia lửa hoặc khói thì các thiết bị đầu vào sẽ nhận tín hiệu. Sau đó, truyền thông tin sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây, trung tâm xử lý xác định vị trí xảy ra và đưa thông tin đến thiết bị đầu ra. Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu ánh sáng, âm thanh. Để thông báo tới mọi nhận biết về vụ cháy và có phương án xử lý kịp thời.
Phân loại hệ thống báo cháy Notifier
Đặc điểm của hệ thống báo cháy thông thường:
– Tính năng đơn giản.
– Giá thành rẻ.
– Thích hợp để lắp đặt tại các công ty vừa và nhỏ với diện tích khoảng vài ngàn m2. Những nơi có số lượng phòng ban không nhiều hoặc những nhà xưởng nhỏ,…
– Các thiết bị báo cháy trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và với trung tâm tủ báo cháy. Nên chỉ nhận biết được thông tin khái quát của khu vực cháy. Chứ không có thông tin chính xác về từng đầu báo hoặc địa điểm báo cháy. Vì thế, làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
Đặc điểm của hệ thống báo cháy địa chỉ:
– Tính năng kỹ thuật cao.
– Thích hợp để sử dụng trong các công ty có diện tích lớn (trên vài chục ngàn m2). Với các phòng ban và khu vực được chia riêng biệt, độc lập với nhau.
– Các thiết bị trong hệ thống lắp trực tiếp tới trung tâm tủ báo cháy vì thế khi xảy ra cháy. Thông tin sẽ được chuyển về chính xác, cụ thể và rõ ràng. Khi đó, trung tâm có thể nhận biết thông tin một cách tốt nhất. Giúp nhân viên giám sát xử lý sự cố được dễ dàng hơn.
– Giá thành cao.
1. Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ thông minh Notifier NFS2-3030
Hệ thống báo cháy địa chỉ Onyx NFS2-3030 của Notifier. Được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn ISO 9001:2000 phòng cháy chữa cháy khắt khe của Hoa Kỳ như UL, NFPA-72.
Tủ trung tâm có khả năng mở rộng tối đa 10 loop. Mỗi loop kết nối được 318 thiết bị bao gồm 159 đầu báo và 159 module. Màn hình hiển thị 640 ký tự (16 dòng x 40 ký tự) với bàn phím QWERTY. Dễ dàng thao tác, lập trình, theo dõi trạng thái các module và đầu báo được kết nối.
Với chế độ Degraded, thậm chí khi bộ xử lý của hệ thống (CPU) có bị lỗi. Thì hệ thống báo cháy vẫn có thể phát cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp có cháy xảy ra. Giúp nâng cao độ tin cậy cho hệ thống.
Mạng NotiFireNet có khả năng kết nối mở rộng lên đến 200 tủ trung tâm báo cháy với nhau. Phù hợp với các dự án tổ hợp các tòa nhà có diện tích lớn.
2. Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ thông minh Notifier N6000.
Thông số kỹ thuật của tủ trung tâm báo cháy N6000.
– Nhiệt độ 0 – 50 độ C, độ ẩm 5 – 95% không ngưng tụ.
– Công suất mục đích chung: 1A.
– Mức thả nổi: 27.6V.
– Công suất đầu ra: 14.6A trong báo động.
– Công suất đầu vào: 220V, 50/60Hz, 1.5 Amps.
Đặc tính của sản phẩm:
– Tủ trung tâm báo cháy Notifier Tích hợp báo động, rơ – le giám sát và báo lỗi.
– Thiết bị có cấu hình từ 2 đến 8 dòng mạch tín hiệu thông minh biệt lập.
– Có chế độ Degraded Mode và khi sặp sự cố thì hệ thống sẽ tạo ra báo động toàn bộ.
– Màn hình LCD hiển thị 1060 ký tự.
– Mỗi tủ trung tâm báo cháy có 3168 thiết bị địa chỉ.
3. Đầu báo khói quang địa chỉ FSP-851
Là dòng đầu báo khói địa chỉ thông minh. Giao tiếp qua giao thức Flashcan giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các thiết bị với tủ trung tâm. Tốc độ cao hơn gấp 5 lần so với các dòng sản phẩm trước đó của Notifier.
4. Đầu báo nhiệt địa chỉ FST-851
Là dòng đầu báo nhiệt địa chỉ thông minh. Giao tiếp qua giao thức Flashcan giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các thiết bị với tủ trung tâm. Tốc độ cao hơn gấp 5 lần so với các dòng sản phẩm trước đó của Notifier.
5. Module rơle địa chỉ FRM-1
Cung cấp một đầu ra tiếp điểm khô. Để kích hoạt các thiết bị ngoại vi như quạt, cửa gió, thiết bị điều khiển, vv. Module dạng địa chỉ cho phép kích hoạt tiếp điểm khô bằng tay hoặc phần mềm lập trình trên tủ trung tâm.
6. Module đầu ra điện áp FCM-1
Cung cấp một đầu ra điện áp 24V. Nhằm mục đích cấp nguồn cho điện một chiều cho còi đèn, loa, vv. Module dạng địa chỉ cho phép kích hoạt tiếp điểm khô bằng tay hoặc thông qua phần mềm lập trình trên tủ trung tâm.
7. Module giám sát FMM-1
Dùng để kết nối/ giám sát các thiết bị như: công tắc dòng chảy, nút ấn khẩn cấp (loại thường), tủ báo cháy thường… hoặc các thiết bị khác báo động tiếp xúc khô (dry-contact). Module sẽ giám sát tình trạng hoạt động của thiết bị và báo về tủ báo cháy trung tâm. Toàn bộ các dữ liệu được lưu trữ
Là module kích thước tiêu chuẩn (thường là gắn vào hộp vuông 4″[10.16 cm]). Giám sát mạch tiếp điểm khô kiểu D (loại A) hoặc kiểu B (loại B) của thiết bị đầu vào.
8. Module FMM-101(A)
Là module loại nhỏ với kích thước chỉ 1.3″ (3.302 cm) H x2.75″ (6.985 cm) W x 0.5″ (1.270 cm) D. Giám sát mạch kiểu B (loại B) của tiếp điểm khô thiết bị đầu vào. Thiết kế nhỏ gọn cho phép mô đun giám sát thông minh FMM-101(A). Có thể được gắn trong một chiếc hộp ở phía sau thiết bị mà nó theo dõi.
9. module FDM-1(A)
Là module giám sát kép kích thước tiêu chuẩn. Theo dõi hai mạch tiếp điểm khô độc lập kiểu B (loại B) tại hai địa chỉ riêng biệt liên tiếp trong hệ thống thông minh hai dây.
10. Hộp báo cháy khẩn loại địa chỉ Notifier NBG-12LX
Là hộp báo cháy khẩn loại địa chỉ tiên tiến và hoạt động kép (tức là yêu cầu 2 bước để kích hoạt nó) bao gồm một giao diện địa chỉ cho bất kỳ tủ trung tâm báo cháy nào của Notifier ngoại trừ dòng FireWarden, và một cho tủ NSP – 25 kênh. NBG-12LX là thiết bị địa chỉ nên bảng điều khiển có thể hiển thị vị trí chính xác của hộp báo cháy đã được kích hoạt. Điều này giúp nhân viên cứu hỏa nhanh chóng tiếp cận tới nơi xảy ra báo động.
11. Mô-đun điều khiển Firephone FTM-1
Được thiết kế để sử dụng thông minh, hệ thống hai dây, trong đó địa chỉ riêng của từng mô-đun là được chọn bằng cách sử dụng các công tắc quay tích hợp. Mô-đun này được sử dụng để kết nối điện thoại lính cứu hỏa từ xa với điện thoại tập trung bàn điều khiển. Một âm thanh chuông được cung cấp tại mỗi thiết bị cầm tay cho đến khi nó được kết nối với bàn điều khiển Nối dây điện thoại cá nhân jack cắm và thiết bị cầm tay được giám sát và trạng thái được báo cáo cho bảng điều khiển dưới dạng BÌNH THƯỜNG, XỬ LÝ, hoặc ĐIỆN THOẠI. Mô-đun này có hai cặp điểm kết thúc đầu ra có sẵn cho khả năng chịu lỗi nối dây và bao gồm đèn chỉ báo LED điều khiển.
Ngoài ra còn có các thiết bị báo cháy khác như:
Thiết bị báo cháy system sensor